
Vào một buổi sáng cuối tuần đẹp trời, một người bạn tôi có qua nhà và khi họ thấy những chiếc đĩa vinyl của tôi được xếp ngay ngắn trên kệ, họ đã vô cùng bất ngờ vì đến giờ những chiếc đĩa này vẫn tồn tại và thực sự những ca khúc mới nhất, trendy nhất vẫn được lưu hành trên chiếc đĩa vinyl tưởng như chỉ dành cho các tác phẩm đến từ thập niên 50, 60, 70s. Ngày nay, streaming music – hay tên gọi khác của những dịch vụ nghe nhạc trực tuyến – trở nên thống trị trường và gần như giết chết ngành công nghiệp phát hành đĩa nhạc, dù là đĩa vinyl hay đĩa CD.
Những dịch vụ nghe nhạc trực tuyến ngày nay trở thành một phần không thể thiếu trong bất cứ thiết bị thông mình nào mà mọi người sở hữu. Tính đến thời điểm năm 2021, có đến 487 triệu lượt đăng kí trên tất cả các nền tảng này. Nếu tính trên Spotify, mỗi ngày có đến hơn 60k bài hát được xuất bản và đến hơn 20 triệu bài hát được sáng tạo mới hàng năm. Điều này đồng nghĩa với việc, để có thể nghe hết được số lượng bài hát mới trong 1 ngày trên Spotify, đôi khi các bạn phải dành đến nửa năm nghe liên tục. Âm nhạc trực tuyến giờ đây chiếm đến hơn 60% tổng doanh thu của ngành công nghiệp âm nhạc và gần như thay đổi hoàn toàn cách thức chúng ta nghe nhạc hàng ngày.
Tôi có một người bạn đã gần 60 tuổi. Khi còn trẻ, ông cũng là tay sưu tầm đĩa vinyl có hạng. Ông yêu nhạc jazz và việc cần sự đa dạng cũng như phong phú trong âm thanh của jazz. Và đến khi, ông tình cờ dùng thử Spotify, gần như thói quen sưu tầm đĩa vinyl của ông biến mất. Không còn phức tạp trong việc lưu trữ, không còn khó khăn trong việc lựa chọn nghệ sĩ, thể loại hay track nào, tất cả những gì cần làm chỉ trên vài cú chạm. Spotify cùng những nền tảng âm nhạc trực tuyến khác đã thổi bay tất cả những khái niệm cũ theo một cách tiện lợi nhất!

Ngược dòng thời gian về những năm 1887, khi nhà phát minh thiên tài Thomas Edison lần đầu tiên phát ra chiếc máy có thể ghi âm và phát tiếng. Cả thế giới như phát cuồng, vì giờ đây không cần thiết phải ra đến tận nhà hát để được nghe những âm thanh nữa. Chúng ta gàn như có thể mang cả ca sĩ lẫn dàn nhạc về căn hộ mà tận hưởng. Đến năm 1890, chiếc máy chạy đĩa vinyl lần đầu tiên ra mắt công chúng. Kỹ thuật ghi – đọc bằng đĩa than thuần tuý là kỹ thuật analog, do đó âm thanh đạt được độ trung thực cao, dân chơi nhạc gọi là tiếng “mộc”. Âm thanh của đĩa than có những nét đặc trưng riêng khác biệt với kỹ thuật digital (số). Khi nghe một bộ dàn chạy đĩa than loại tốt, người ta thấy âm thanh có độ nổi, vị trí các nhạc cụ chơi trong dàn nhạc hiện lên rất rõ ràng, giọng hát của ca sĩ ngọt ngào và truyền cảm… Chính vì lý do này mà hiện nay trên thế giới vẫn còn rất nhiều người say mê sưu tầm và thưởng thức đĩa than. Đặc biệt là những bạn yêu nhạc cổ điển, nhạc Jazz – Blue và các loại nhạc cụ acoustic… Thời kì hoàng kim của thế hệ đĩa vinyl là những năm 50s, 60s, 70s, đây cũng có thể coi là thời kì hoàng kim của nhạc Jazz
Tuy nhiên do kết cấu cơ bản của đĩa than là những rãnh được ghi biến thiên dựa trên sóng âm thanh analog theo vòng tròn quanh đĩa, kết hợp với hệ thống máy phát cầu kì mang nhiều tính cơ học nên về cơ bản để lưu trữ, bảo dưỡng một hệ thống máy hát thực sự là một vấn đề phức tạp. Do đó đến năm 1982, những chiếc đĩa CD lần đầu tiên được giới thiệu đến công chúng. Đúng như tên gọi của nó, CD – Compact Disc – mang trong mình tất cả những ưu thế mà đĩa Vinyl không có được: Độ bền cao, kích thước nhỏ gọn, hạn chế tiếng kẹt hay nhiễu khi phát… Để làm được điều này, các nhà phát minh đã phải nén âm thanh lại dưới định dạng kĩ thuật số, thế giới của những con số 0 và 1.

Để hiểu và nguyên lý này, ta quay lại 1 ví dụ về nghề Graphic Design. Trong khái niệm cơ bản của thiết kế, Graphic Design có một định nghĩa về các thiết kế dựa trên pixel. Hiểu nôm na là khi ta phóng to một bức ảnh đến giới hạn nào đó, ta sẽ nhìn thấy tất cả những điểm ảnh tạo thành màu sắc, hình khối được kết hợp lại với nhau. Cũng do não bộ con người về cơ bản đôi khi phớt lờ đi những thứ quá chi tiết, nên nếu ta lược bỏ hoặc làm đơn giản vài pixel cũng sẽ không làm sai lệch đi tổng thể hình ảnh khi zoom ra. Tương tự như vậy đối với nhạc nén, khi âm nhạc được đơn giản hoá lại, bỏ đi vài điểm ta sẽ nén lại được âm thanh ở một file nén với dung lượng thấp hơn. Đơn giản hoá càng nhiều thì chất lượng gốc bài hát càng mất đi – cũng như cách chúng ta nén hình ảnh vậy.
Và rồi cứ thế nền công nghệ âm thanh tiến triển, ta thấy sự xuất hiện của định dạng âm nhạc nén đầu tiên với cái tên rất quen thuộc: MP3. Đi theo nó là việc copy chia sẻ file này một cách miễn phí – hay nói đúng là bất hợp pháp – tràn lan trên Internet. Và đó là lúc Napster ra đời!

Napster là nền tảng tiền thân của những trang web chia sẻ âm nhạc mà chúng ta quen mặt như ZIng hay Nhaccuatui… Bằng cách thức cho mọi người tải lên cũng như download tất cả những bài hát mà họ có lên 1 server chung, Napster biến thành một cửa hàng âm nhạc bất hợp pháp khổng lồ. Tất nhiên đó là lúc các nghệ sĩ thu âm, đặc biệt là nữ hoàng âm nhạc thời điểm đó Taylor Swift, lên tiếng và kết cục là Napster phải đóng cửa vào năm 2001.

Tuy nhiên, đó cũng là sự khởi đầu của hàng loạt những thứ thay đổi hoàn toàn cách chúng ta nghe nhạc. Bắt đầu là quả boom khổng lồ được ông trùm Apple, Steve Job, giới thiệu – iPod với nền tảng âm nhạc hợp pháp đầu tiên iTunes. Rồi đến lượt Spotify và lời khẳng định đanh thép của chính Apple với dịch vụ Apple Music về tương lai của nền công nghiệp âm nhạc.
Bằng một cách nào đó, các dịch vụ âm nhạc trực tuyến hiểu rất rõ chúng ta muốn nghe gì và liên tục đưa ra những gợi ý để chúng ta tiêu thụ những sản phẩm đó. Điều này như một sợi xích vô hình để chúng ta bị trói chân mà không có cách nào thoát ra. Điều này cũng phái sinh ra một vấn nạn về việc các nhạc sĩ cố gắng tạo ra những sản phẩm làm sao để được thêm sự gợi ý của các nền tảng này. Hãy nhìn vào ví dụ rõ ràng nhất hiện nay, Tiktok! Sự bành trướng của nền tảng này khiến vô số các nghệ sĩ cố gắng viết bài hát làm sao để gia tăng thời lượng của điệp khúc nằm tạo ra sự catchy hơn, dễ lên xu hướng hơn. Đó là thời điểm ta thấy những bài hát ngắn hơn đi kèm với điệp khúc dài hơn rất nhiều.
Những nền tảng âm nhạc trực tuyến này cũng thay đổi hoàn toàn cách các nghệ sĩ sản xuất âm nhạc. Hãy tưởng tượng với mỗi lượt nghe từ nền tảng, chỉ một phần rất nhỏ doanh thu được đổ vào tay họ. Do đó, thay vì sản xuất cả album và phát hành khiến cho lượt nghe trên mỗi sản phẩm bị ít đi, các nghệ sĩ sẽ cố gắng ra bài nhỏ giọt nhằm gia tăng lượt nghe cho từng tác phẩm đó. Đây thực sự là một điểm tiêu cực với những người có niềm đam mê với âm nhạc, khi album thực sự được coi như một câu chuyện. Và việc được hiểu hết cả câu chuyện sẽ hay hơn nghe chuyện nhỏ giọt từng chút từng chút một.
Xu hướng trở lại gần đây của việc sưu tầm đĩa than có thể lý giải bởi nhiều nguyên nhân. Có thể nói đến đầu tiên thì đó là xu hướng retro đang ngày càng nở rộ trong mọi lĩnh vực. Mâm than hay đĩa than giờ đây không chỉ còn là vật dụng nghe nhạc mà còn là vật trang trí trong căn nhà. Bên cạnh đó, nhu cầu cao hơn trong việc thưởng thức âm nhạc thực tế, nghe được từng nhạc cụ, từng nốt cũng là lí do khiến đĩa than được mang trở lại. Đồng thời cùng với công nghệ phát triển, đĩa than ngày nay cũng dễ dàng hơn trong việc chơi nhạc, cũng như giá thành đã rẻ hơn rất nhiều.

Là một người có niềm đam mê với nhạc Jazz và những âm thanh cổ điển, tất nhiên không phủ nhận việc bị ảnh hưởng bởi xu thế retro, tôi nghĩ mỗi người nên một lần thưởng thức những âm thanh qua chiếc máy đĩa than. Tôi tin chúng ta đều xứng đáng được thưởng thức âm nhạc đích thực ở một level cao hơn và chất lượng hơn.